Khuyến công
CỞ SỞ ĐÁ KIM SƠN GẮN BÓ VỚI NGHỀ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ

Về xóm điêu khắc đá mỹ nghệ ở xã Quảng Tiến huyện Trảng Bom, nơi có nhiều xưởng sản xuất đá mỹ nghệ, không khó để thấy những khối đá tự nhiên đủ màu. Từ một khối đá vô tri, dưới đôi bàn tay tài hoa, khéo léo và óc sáng tạo của nghệ nhân đã dần nên dạng nên hình. Những bức tượng đá mới được hoàn chỉnh bóng loáng trưng bày hai bên đường thu hút sự chú ý của rất nhiều khách qua lại.

Cơ sở đá Kim Sơn cũng vậy, đã có 2 thế hệ trong gia đình gắn bó với nghề chế tác đá mỹ nghệ hơn 15 năm qua trên đất xã Quảng Tiến này. Các tác phẩm tại cơ sở như tượng phật, tượng chúa, linh vật phong thủy và cả các vòng trang sức rất sắc xảo, khi được chiêm ngưỡng chúng ta không khỏi ngưỡng mộ tay nghề tài tình của các nghệ nhân. Mỗi tác phẩm dường như mang một tâm hồn riêng nên cũng chan chứa nhiều cung bậc cảm xúc riêng đã biến cái bề ngoài cộc cằn thô ráp của đá trở nên vô cùng “mềm mại”. Hiện nay, các tác phẩm của cơ sở đá Kim Sơn được tiêu thụ chính ở thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện một số đơn đặt hàng của khách đến trực tiếp đặt theo mẫu. Thợ điêu khắc tại cơ sở có 7 người trông rất cần cù, tỉ mỉ chăm chút từng chi tiết để hoàn thành tác phẩm của mình. Các loại đá như mã não, granite, marble khi điêu khắc xong lộ ra những vân màu tự nhiên rất đẹp mang thông điệp của sự may mắn. Đá quý vốn mang nhiều giá trị về tâm linh nên giá thành đá nguyên liệu cũng rất đắt đỏ có giá vài chục triệu, vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, nên khách hàng yên tâm quyết định giao đá cho chế tác đã thể hiện được uy tín, trách nhiệm và tài hoa của người thợ tại cơ sở Kim Sơn.

 

 

Theo anh Nguyễn Vũ Huy, chủ cơ sở cho biết đây cũng là nghề để mưu sinh của gia đình, ngoài sự đam mê anh cũng đặt nhiều tâm huyết trong từng sản phẩm mình làm nên. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ tuy vất vả, yêu cầu người thợ phải có sức khỏe, cần mẫn, nhưng bù lại công việc mang lại thu nhập khá và ổn định quanh năm. Một bức tượng hoàn chỉnh, dù kích cỡ thế nào cũng cần từ 3 -5 thợ thay phiên nhau hoàn thiện dần. Bởi nó là một khối đá cứng, mài đến đâu, người thợ phải xối nước lên bề mặt đá để tăng độ liên kết với mũi mài, đồng thời giảm bớt lượng bụi đá bay ra trong quá trình mài. Nghề này rất khó nên để học nghề này nếu nhanh trí lắm cũng phải mất hơn 4 năm để nắm được những kỹ thuật sơ đẳng. Nghề này cần phải có tố chất của người nghệ sỹ, thể hiện sức sáng tạo của người làm trên các sản phẩm và sẽ hoàn thiện dần theo tuổi đời, tuổi nghề.

 

Nghề chế tác đá dường như không còn được hưng thịnh như giai đoạn trước đây, không chỉ cơ sở Kim Sơn mà các cơ sở chế tác đá khác trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn về vốn để đầu tư máy móc, nhà xưởng và thực hiện các thủ tục xử lý chất thải cần thiết. Bên cạnh đó, thị trường tràn ngập sản phẩm chế tác từ đá Trung Quốc, tuy chất lượng đá không cao nhưng mẫu mã lại đa dạng hơn, giá thành thấp hơn. Mặc yếu của các cơ sở làm nghề đều nằm phân tán trong khu dân cư, eo hẹp về không gian sản xuất làm giảm sức cạnh trạnh của sản phẩm trên thị trường. Luôn trăn trở về việc phát triển và lưu giữ ngành nghề truyền thống, anh Huy bộc bạch: “Đam mê nhiều với nghề điều khắc đá, tôi quan niệm mỗi sản phẩm làm ra phải thể hiện tay nghề, tính cách của người thợ. Khi truyền nghề cho thế hệ trẻ, mình phải tuân thủ nguyên tắc là không chấp nhận những sản phẩm thiếu tính hoàn mỹ. Nghề nào cũng có lúc thịnh lúc suy nếu yêu nghề thì mọi khó khăn sẽ qua. Tôi mong từ phía cơ quan chính quyền Nhà nước có sự quan tâm hỗ trợ phát triển cho nghề chế tác đá nói riêng cũng như các cơ sở nghề truyền thống nói chung về các chính sách để cơ sở có thể tồn tại và phát triển ổn định, bền vững hơn trong tương lai./

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news